Trải Nghiệm Đam Mê Kinh Doanh Ẩm Thực!

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

CẦN LÀM GÌ KHI CHUẨN BỊ MỞ MỘT NHÀ HÀNG

CẦN LÀM GÌ KHI CHUẨN BỊ MỞ MỘT NHÀ HÀNG


Bạn đã quyết định theo đuổi giấc mơ làm chủ một nhà hàng (NH)? Vậy bạn cần biết những gì, và cần có những bước chuẩn bị thế nào? Không đề cập đến vấn đề tài chính ở đây, bản danh sách những việc cần chú ý bên dưới sẽ giúp bạn định hướng, sắp xếp những việc cần phải làm để tránh lãng phí thời gian, tài chính và mau đạt được thành công.
phuc vu nha hang

Biết về kinh doanh nhà hàng

Là một chủ nhà hàng, bạn cần biết rõ về ngành này, về khách hàng và các nhà cung cấp. Kế hoạch tiếp thị cũng phải mang tính cạnh tranh giống như các món ăn trên thực đơn. Các kiến thức bạn cần phải có sự hiểu biết bao gồm:

  • Nghiên cứu thị trường kinh doanh: thị trường kinh doanh NH, đối thủ cạnh tranh, xu hướng ẩm thực, cũng như các tổ chức, hiệp hội dịch vụ ẩm thực.
  • Phân tích địa điểm kinh doanh: khi bạn chọn một địa điểm kinh doanh, bên cạnh việc nghiên cứu thị trường kinh doanh như đã đề cập ở trên, bạn cần thiết phải phân tích các yếu tố như: thu nhập bình quân đầu người, chi phí nhân công, mức lương cơ bản, giấy tờ pháp lý, quy định kinh doanh thức uống có cồn v.v…Cùng với thông tin về nhân khẩu học như: độ tuổi trung bình, thu nhập, mức chi tiêu, trình độ học vấn trung bình.
  • Kiến thức tiếp thị: bí quyết tiếp thị, quảng bá, ý tưởng quảng cáo…
  • Kiến thức dinh dưỡng: bạn cần biết giá trị dinh dưỡng của từng món ăn trên thực đơn.
  • Kiến thức kế toán: áp dụng các ứng dụng phần mềm kiểm soát hàng hóa, POS … để kiểm tra thu chi, mất mát hàng hóa.
  • Kiến thức mua bán, nhượng quyền nhà hàng: trong trường hợp bạn cần mua nhượng quyền, hoặc sang lại nhà hàng, bạn cần phải nắm kiến thức thực tiễn trước khi tiến hành bất kỳ giao dịch nào.

Thiết kế và thành lập nhà hàng

Cho dù bạn xây dựng một NH hoàn toàn mới hay mua lại NH đã có, bạn cũng cần phải có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ món khai vị đến ghế ngồi của khách, từ trang trí thiết kế bên ngoài nhà hàng đến khu vực phục vụ, khu vực bếp, và cả thực đơn…mọi việc đều phải được lên kế hoạch chi tiết, thích hợp và đúng thời hạn. Một số điều cần lưu ý như sau:

  • Thiết kế thực đơn: thực đơn phải thu hút được khách hàng và thị trường mục tiêu của nhà hàng.
  • Đơn giá: giá bán có tính cạnh tranh hoặc phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn, cần đảm bảo rằng bạn phải đạt được lợi nhuận từ đơn giá bán.
  • Thiết kế: thiết nội ngoại thất của nhà hàng cần cân bằng tính thực dụng và môi trường.
  • Thiết bị bếp công nghiệp: bếp cũng cần thiết kế để sử dụng hiệu quả, an toàn và tiện dụng.
  • Kiểm soát và kiểm kê hàng hóa: cần tìm hiểu nhiều biện pháp kiểm kê, dự trữ hàng hóa và phát triển hệ thống kiểm soát thích hợp với Công ty của bạn.
  • Tìm kiếm và quản lý các nhà cung cấp: bạn cần quản lý hiệu quả, chặt chẽ các nhà cung cấp sản phẩm cho nhà hàng cho dù đó là nhà cung cấp các loại văn phòng phẩm như giấy in ấn cho đến cà phê phục vụ khách hàng, cho dù đó là nhà cung cấp mới hay thân quen. Tìm đầy đủ nhà cung cấp để đáp ứng nhu cầu của nhà hàng, ngoài ra, bạn cũng cần có danh sách các nhà cung cấp dự phòng trong trường hợp cần đến. Hiệu quả quản lý mối quan hệ của bạn với các nhà cung cấp cũng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của nhà hàng.

Tuân thủ các quy tắc và quy định nhà hàng

Khi bắt đầu tìm hiểu về các quy tắc, quy định, bạn sẽ nhận ra rằng ngành NH có vô số nguyên tắc riêng biệt. Từ việc lưu trữ thực phẩm, chuẩn bị thức ăn đến phục vụ nước uống, bạn phải chuẩn bị sẵn mọi thứ trong tầm tay trước khi mở cửa đón khách hàng. Bạn hãy áp dụng các quy định và hướng dẫn sau đây trong quá trình lên kế hoạch:

  • Các loại giấy phép: tìm hiểu các loại giấy phép, giấy đăng ký kinh doanh bạn có thể cần từ các cấp địa phương đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (xem Thủ tục xin cấp phép).
  • Quy định nhân sự: hiểu rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của bạn với tư cách là một người sử dụng lao động liên quan đến các hoạt động cụ thể như tuyển dụng, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, công đoàn, nghỉ phép, v.v…
  • Thụế: kiểm tra thông tin thuế áp dụng cho dịch vụ ăn uống.
  • Báo cáo tiền thưởng, tiền “tip”: tìm hiểu cách xử lý tiền thưởng hoặc tiền tip nhân viên đối với mục đích thuế thu nhập.
  • Thức uống có cồn: các quy định ở địa phương về mua bán thức uống có cồn, đặt ra quy chuẩn phục vụ thức uống của nhà hàng.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm: gửi nhân viên đi học các lớp vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của nhà nước, thiết kế nhà hàng và bếp đúng quy cách an toàn kinh doanh thực phẩm. Cần chú ý đến cách xử lý các trường hợp liên quan đến thực phẩm như: dị ứng, ngộ độc v.v…Ngoài ra, bạn cũng cần có thông tin liên hệ với ban ngành phụ trách thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xem thêm dụng cụ bếp và tiệc buffet ==>

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.